KhoahọcViệt.info

  • Increase font size
  • Default font size
  • Decrease font size
Khoa học Việt: hướng đến tương lai

Khoa học quản lí giáo dục Việt Nam: cần sự cân bằng giữa kinh nghiệm thực hành và nghiên cứu khoa học

Tác giả: Nguyễn Tấn Đại1

[Bài bình sách: Trần Kiểm. Khoa học quản lý giáo dục : Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Hà Nội: Giáo dục, 2008.]

Trong tác phẩm này, Trần Kiểm, giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đã khái lược sự ra đời của một chuyên ngành khoa học mới, dù chưa hoàn chỉnh, trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam. Tác giả đã cố gắng tổng hợp, đối chiếu những học thuyết lí luận chủ đạo vào thực tiễn giáo dục nhằm xây dựng một mô hình mới cho khoa học quản lí giáo dục Việt Nam.

Đọc tiếp...
 

“Bảng xếp hạng Viện hiệu Scimago” và việc đánh giá chất lượng nghiên cứu khoa học ở Việt Nam

Sử dụng các bảng xếp hạng quốc tế làm thước đo đánh giá chất lượng giáo dục đại học hay nghiên cứu khoa học là một nhu cầu tất yếu không chỉ ở Việt Nam mà cả ở hầu hết các nước khác. Tuy nhiên, hiểu và sử dụng các bảng xếp hạng này sao cho hợp lí lại là một câu chuyện khác. Từ năm 2009, một bảng xếp hạng các đơn vị nghiên cứu khoa học (SIR) của nhóm nghiên cứu SCImago (Tây Ban Nha) đã ra đời và được công bố mỗi năm một lần. Năm 2011 có ba đơn vị Việt Nam được xếp hạng gồm Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Đại học Quốc gia TP. HCM và Đại học Quốc gia Hà Nội, với kết quả có vẻ như đi ngược lại những nhận định chung lâu nay về tình hình nghiên cứu khoa học trong nước. Chính điều đó mà không ít nhà quản lí khoa học và giáo dục Việt Nam cảm thấy ngần ngại và tỏ ra thận trọng đối với bảng xếp hạng này.

Trong bài này, tác giả phân tích khái quát bối cảnh ra đời và cơ sở phương pháp luận của bảng xếp hạng do SCImago xây dựng, từ đó rút ra những nhận định về ưu nhược điểm của bảng xếp hạng này, cũng như kiểm chứng tính chính xác của dữ liệu đối với ba đơn vị Việt Nam. Đồng thời, một số kết luận và khuyến nghị cũng được nêu ra nhằm hướng tới việc tổ chức và quản lí tốt hơn các hoạt động nghiên cứu và xuất bản khoa học.

Đọc tiếp...
 

Xếp hạng đại học và chất lượng giáo dục

Trong vòng hơn 10 năm trở lại đây, và đặc biệt là từ khi “Bảng xếp hạng Học thuật các trường Đại học trên Thế giới” (ARWU) của trường Đại học Giao thông Thượng Hải ra đời vào năm 2003 đến nay, xếp hạng đại học đã trở thành một trào lưu thu hút sự chú ‎ rộng khắp của dư luận toàn cầu, kể cả trong và ngoài giới học thuật. Các nhà chức trách ở nhiều nước đã xem kết quả của các bảng xếp hạng đại học có quy mô lớn như ARWU hay THES/THE-QS,… là bộ mặt của chất lượng giáo dục quốc gia và đặt ra chỉ tiêu cho các trường đại học nước mình phải lọt vào nhóm có thứ hạng cao. Không ít vị lãnh đạo các trường đại học cũng phải đối diện với nhiều lời chỉ trích khi trường mình bị xếp hạng thấp hơn so với danh tiếng đã tích luỹ từ lâu. Các nhà chức trách và lãnh đạo đại học Việt Nam cũng không thoát khỏi xu thế lan toả ngày càng mạnh mẽ đó, đặc biệt là trước áp lực cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hoá, công chúng ngày càng đòi hỏi cao hơn đối với chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng.

Tuy nhiên, kết quả công bố hàng năm trong các bảng xếp hạng đại học ấy có phải là tấm gương phản ánh đúng và đủ chất lượng giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu của các trường đại học hay không? Sứ mạng, vai trò và nhiệm vụ của trường đại học đối với xã hội có được đánh giá đầy đủ và khách quan trong các bảng xếp hạng ấy không? Trong hoàn cảnh kinh tế và xã hội của mình, các trường đại học Việt Nam có đủ khả năng và có nên đầu tư để mong lọt vào một nhóm có thứ hạng cao nào đó hay không? Bài này sẽ đi sâu phân tích các xu hướng xếp hạng phổ biến trên thế giới cũng như là những vấn đề cần lưu tâm khi sử dụng kết quả xếp hạng, qua đó nhấn mạnh sự cần thiết phải thiết lập các điều kiện cơ bản để tạo ra chất lượng thật sự, thay vì mải mê chạy theo thành tích xếp hạng với những con số không đánh giá được thực chất của nền giáo dục đại học.

Đọc tiếp...
 

Dự thảo dạy tiếng Hoa cho học sinh: những điểm đáng băn khoăn

Ngày 12/03/2012, trên website chính thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo đăng bản dự thảo Thông tư ban hành chương trình tiếng Hoa cấp tiểu học và trung học cơ sở để lấy ý kiến đóng góp. Khoan bàn đến hiệu quả của việc lấy ý kiến này là đến đâu, chỉ cần nhìn vào tên chương trình là đã thấy có vấn đề, không thể không lên tiếng. Để xem xét khách quan hơn, cần phải xem toàn văn nội dung bản dự thảo.

Trích đoạn mở đầu của chương trình kèm theo bản dự thảo này là như sau:

"1. Mục tiêu chung

Dạy và học tiếng Hoa ở cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở nhằm hình thành và phát triển năng lực giao tiếp tiếng Hoa ở học sinh; giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa Hoa; phát triển nhân cách học sinh, nâng cao ý thức công dân Việt Nam, góp phần bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa của người Hoa ở Việt Nam.

Đọc tiếp...
 

Triết lí giáo dục và khoa học giáo dục

Trong lĩnh vực giáo dục, người ta có thói quen dẫn lời Bác Hồ: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Nhưng trong thực tế hàng mấy chục năm nay, hầu như chưa lúc nào câu trích dẫn đã thành khẩu hiệu ấy được thực hiện một cách đúng nghĩa. Những thay đổi mang tên cải cách, cải tiến, đổi mới... hay nói không với nói có một hai ba bốn... đủ các kiểu gần như chỉ phụ thuộc vào những ý chí nhất thời mà thiếu hẳn một kim chỉ nam dài hạn hướng đến “lợi ích trăm năm”.

Vì thiếu cái nhìn căn cơ dài lâu nên cách dễ nhất là làm cái gì đang là “thời thượng”, đang được bàn luận sôi nổi trong giới học thuật hay công chúng (dù đúng ra, cái nhìn của nhà giáo dục phải vượt xa đến tầm nhìn dẫn dắt công chúng). Cứ thế, sau những trào lưu xây dựng đại học đẳng cấp thế giới, đánh giá chương trình quốc tế, theo đuổi mục tiêu có trường đại học xếp hạng 200,... bây giờ lại quay về đi tìm... “triết lí giáo dục”.

Đọc tiếp...
 


Trang 7/8

Tìm kiếm