KhoahọcViệt.info

  • Increase font size
  • Default font size
  • Decrease font size
Khoa học Việt: hướng đến tương lai

Năng lực công nghệ số của sinh viên đáp ứng nhu cầu xã hội: Nghiên cứu mô hình ứng dụng sơ khởi tại Việt Nam

Tóm tắt

Trong nền giáo dục đại học thế kỷ XXI, khả năng làm chủ các phương tiện CNTT-TT để hình thành năng lực công nghệ số của sinh viên có vai trò quan trọng không thể bàn cãi. Trên thế giới hiện nay đã có khá nhiều mô hình cho phép đo lường, đánh giá năng lực công nghệ số và các năng lực khác liên quan, nhưng chưa hoàn toàn tương thích với điều kiện trong nước. Bài này sẽ trình bày kết quả nghiên cứu trên một mẫu xác định để phác thảo ra một mô hình ứng dụng ban đầu trong lĩnh vực này tại Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu là bốn chương trình đào tạo của Việt Nam đã tham gia đánh giá chất lượng theo ASEAN University Network Quality Assurance (AUN-QA) từ 2009 đến 2014. Áp dụng phương thức tiếp cận “phân tích bán khám phá”, kết quả cho phép xác định được một mô hình “3 nhân tố, 8 thành tố” để bước đầu đánh giá năng lực công nghệ số của sinh viên Việt Nam. Qua so sánh và đối chiếu với các công trình nghiên cứu khác tại Việt Nam hoặc ở nước ngoài có liên quan, mô hình sơ khởi này cho thấy có sự tương hợp với các bộ chuẩn quốc tế về năng lực thông tin, vốn được xem là thành phần cốt lõi của năng lực công nghệ số nói chung, và ở một mức độ rộng hơn là năng lực học tập suốt đời.

Đọc tiếp...
 

Năng lực công nghệ số đáp ứng nhu cầu xã hội: Các mô hình quốc tế và hướng tiếp cận tại Việt Nam

Tóm tắt

Kể từ khi mở cửa internet năm 1997, Việt Nam dần dần trở thành một trong những nước có tốc độ phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) cao hàng đầu thế giới nhờ các chính sách hậu thuẫn mạnh mẽ của Nhà nước. Diện mạo hạ tầng kỹ thuật thay đổi trong mọi lĩnh vực xã hội kéo theo những biến chuyển tích cực trong lĩnh vực giáo dục. Trên nền tảng đó, CNTT-TT cũng được ứng dụng ngày càng rộng rãi để đổi mới hoạt động dạy học, quản lý và điều hành giáo dục, cải thiện liên tục chất lượng của cả nền giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Đối với sinh viên, khả năng làm chủ các phương tiện CNTT-TT là một điều kiện cần thiết để hình thành nên năng lực công nghệ số, có vai trò không thể bàn cãi trong nền giáo dục đại học thế kỷ XXI. Người lao động phải thường xuyên tái định hướng, thay đổi chỗ làm, chức năng hay lĩnh vực nghề nghiệp… Do đó, sử dụng các công cụ số thành thạo, có ý thức và có chiều sâu sẽ trở thành chìa khoá giúp họ thành công. Trong bài này, chúng tôi nghiên cứu các mô hình năng lực công nghệ số đáp ứng nhu cầu xã hội phổ biến trên thế giới, và so sánh với hiện trạng tại Việt Nam nhằm gợi mở những hướng tiếp cận mới.

Đọc tiếp...
 

Thi tốt nghiệp THPT: Nhân tố giới hạn

Trong những “vòng xoáy” Hà Giang, Sơn La, Hoà Bình… làm chảo đảo niềm tin của công luận đối với giáo dục mấy tuần qua, nổi lên một luồng ý kiến: bãi bỏ kì thi tốt nghiệp THPT quốc gia, giao cho từng địa phương tự chịu trách nhiệm xét tốt nghiệp sau khi học sinh kết thúc chương trình lớp 12. Hoặc những cách làm tương tự. Từ nhiều người nổi tiếng hay chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau thể hiện sự quan tâm của mình đối với giáo dục. Tác giả đã từng phản biện dòng quan điểm này về mặt khoa học giáo dục[1]. Ở đây chỉ xin mở rộng câu chuyện từ góc nhìn của hai lĩnh vực khác: nông sinh học và văn chương.

Đọc tiếp...
 

Đào tạo tiến sĩ: Nhìn từ số liệu thực tế

Mấy tuần nay, dư luận rộ lên câu chuyện Bộ Giáo dục và Đào tạo (BGD&ĐT) trình Chính phủ đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học và các trường cao đẳng sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2018-2025, tầm nhìn 2030”, trong đó kiến nghị chi 12.000 tỉ để tiếp tục đào tạo và thu hút thêm 9.000 tiến sĩ (TS) cho các trường đại học (ĐH) và cao đẳng sư phạm (CĐSP) trong vòng 8 năm. Rất nhiều ý kiến phản biện, đóng góp đã được nêu ra trên khắp các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội. Tựu trung, các ý kiến này đều xoay quanh các vấn đề sau đây: 1) số lượng TS tại các trường ĐH Việt Nam; 2) chất lượng và năng lực công bố quốc tế của các TS Việt Nam; 3) ngân sách đào tạo và chế độ đãi ngộ sau đào tạo TS. Trong bài này, tác giả sẽ lần lượt đề cập đến từng vấn đề dưới góc nhìn tổng hợp, có số liệu dẫn chứng và có đối chiếu quốc tế khi cần thiết, nhằm gợi ra những suy nghĩ lâu dài về sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước.

Đọc tiếp...
 

Lan man chuyện tên gọi trường học

Cách đây ít lâu, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu chấn chỉnh tình trạng lộn xộn tên gọi các trường đại học bằng tiếng nước ngoài. Chưa biết chuyện ấy thực hiện đến đâu, mới đây lại nghe bà Nguyễn Thị Kim Phụng, quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT, cho biết một trong bốn nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học năm học 2015-2016 là cơ cấu lại hệ thống trường đại học, cao đẳng, bắt đầu từ việc "thống nhất tên gọi các trình độ đào tạo".

Ngẫm lại, thấy ở Việt Nam thống nhất tên gọi hay các khái niệm từ ngữ dường như là một điều gì đó cực kì khó khăn, không thể đạt được. Phải chăng ngôn ngữ là tiếng nói hàng ngày, chữ đọc hàng ngày, ai cũng biết, cũng nghe, cũng thấy nên ai thích xài sao thì xài, miễn hiểu được là xong, không cần quan tâm đến sự chỉn chu, tính chuẩn mực, khả năng hệ thống hoá của nó?

Đọc tiếp...
 


Trang 4/8

Tìm kiếm