KhoahọcViệt.info

  • Increase font size
  • Default font size
  • Decrease font size
Khoa học Việt: hướng đến tương lai

Thủ thuật khai man nhiệm sở để thăng hạng đại học

Năm 2003, “Bảng xếp hạng Học thuật các trường Đại học trên Thế giới” (Academic Ranking of World Universities – ARWU) được Đại học Giao thông Thượng Hải công bố, với mục tiêu ban đầu là là nhằm xác định vị trí của các trường đại học hàng đầu Trung Quốc trên toàn cầu. Tuy nhiên, tác động của cách xếp hạng này đã vượt quá mức mong đợi ban đầu, khi hàng loạt các trường đại học ở nhiều quốc gia trên thế giới bắt đầu quan tâm và sử dụng trong việc quảng bá hình ảnh của mình. So với nhiều bảng xếp hạng khác ra đời trước và sau đó, ARWU có cách tính toán tương đối đơn giản dựa vào các nguồn dữ liệu định lượng độc lập, gây được sức hút nhưng đồng thời tạo nhiều tranh luận về ý nghĩa và sự xác thực của kết quả xếp hạng.

Đọc tiếp...
 

Dạy học trực tuyến: cần hiểu đúng trước khi nói đến chất lượng

Mở đầu

Trong dòng thời sự về việc dạy học trực tuyến (DHTT) ứng phó với đại dịch Covid-19 tại Việt Nam, có thể nhận thấy hai dòng quan niệm trái ngược nhau. Một bên là mọi thứ đều có thể được thực hiện một cách nhanh chóng, dễ dàng, hiệu quả. Điển hình là nhận định của một đại diện Bộ GD&ĐT: “Với việc dạy qua internet, giáo viên (GV) dễ dàng hơn trong việc xây dựng bài giảng, giao nhiệm vụ cho HS và theo dõi được quá trình học tập của HS; HS sẽ phải trả bài theo nhiệm vụ học tập ấy… Trong suốt quá trình, GV có thể theo dõi và đảm bảo việc dạy học qua hình thức này là thực chất, hiệu quả.[i] Ngược lại, đó là sự nghi ngờ, lo ngại về chất lượng dạy học trực tuyến trong điều kiện thiếu thốn nhiều mặt cùng nhiều lí do khác. Điển hình là ý kiến của một nhà nghiên cứu giáo dục: “cá nhân tôi tin, giáo dục online không phải là nền giáo dục cho con người trọn vẹn. Internet và học online chỉ là công cụ nền tảng để cung cấp thông tin; còn học và dạy học là cả một loạt các hoạt động tương tác giữa con người với con người; với đầy đủ cảm xúc, tạo động lực, thúc đẩy mơ ước và khát vọng học tập của người học, điều mà online thuần túy không thể cung cấp.[ii]

Liệu có tìm được điểm chung giữa hai dòng quan điểm nói trên? Hay là có những điểm còn thiếu mà cả hai không đề cập đến? Nếu thực sự DHTT có hiệu quả, đạt chất lượng thì cần những điều kiện cụ thể gì? Nếu DHTT làm đánh mất cảm xúc, triệt tiêu động lực hay khát mơ ước vọng của người học, thì có đồng nghĩa với việc tiến bộ kĩ thuật công nghệ trong xã hội không có chút tác động nào đến hoạt động dạy và học trong nhà trường? Có lẽ, xét riêng từng dòng quan điểm, ai cũng sẽ có lí của mình. Nhưng dường như cái thiếu chủ yếu ở đây, đó là khái niệm “dạy học trực tuyến” là gì, thì mỗi người vẫn có một hệ tham chiếu riêng cho mình, mà thiếu sự đồng thuận về phạm vi, mức độ cũng như hình thức dạy và học trực tuyến cụ thể là như thế nào. Thiết nghĩ, trước khi nói đến chất lượng, cần phải hiểu đúng về DHTT.

Đọc tiếp...
 

Dạy học trực tuyến: làm sao để đảm bảo chất lượng?

Trong đợt đóng cửa trường học do đại dịch COVID-19 vừa qua, nhiều cơ sở giáo dục từ phổ thông đến đại học áp dụng các biện pháp dạy học trực tuyến tức thời, thiếu sự chuẩn bị chu đáo các điều kiện cần thiết về tổ chức, con người, phương pháp giáo dục, hạ tầng công nghệ, v.v. Nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra bàn luận, trong đó có những băn khoăn rất chính đáng về chất lượng các hoạt động dạy học trực tuyến trong bối cảnh như vậy. Bài viết này xin góp một góc nhìn tổng thể về câu chuyện làm sao để đảm bảo được chất lượng trong dạy học trực tuyến.

Đọc tiếp...
 

Tản mạn chuyện thuật ngữ dịch Covid-19

Với diễn biến đại dịch Covid-19 căng thẳng thời gian qua, trong Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 Thủ tướng Chính phủ đã quyết định “cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2020”. Qua đó, khái niệm “cách ly toàn xã hội” hay “cách ly xã hội” đi vào các văn bản Nhà nước một cách chính thức và được công luận sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, ở một chừng mực nào đó vẫn có sự tranh luận xoay quanh hai thuật ngữ trên. Bài viết dưới đây xin góp một góc nhìn khác về câu chuyện này.

Đọc tiếp...
 

Tản mạn dạy học trực tuyến thời Covid-19

Khi các trường học đóng cửa kéo dài do dịch bệnh Covid-19, nhiều nơi đã tăng cường sử dụng các ứng dụng hội thoại có hình để dạy học trực tuyến như là một giải pháp thay thế cho việc giảng bài trên lớp học. Kèm theo đó là một xu hướng người dùng chấm điểm thấp các ứng dụng máy tính liên quan, làm nhiều người trở nên bức xúc, đặc biệt là về thái độ ứng xử văn hoá của học sinh. Nhưng nói cho ngay, điểm đánh giá thấp ấy không phải chỉ do học sinh Việt Nam, mà nhiều người học trẻ tuổi ở khắp nơi trên thế giới cũng có hành động tương tự. Đằng sau câu chuyện này, có cả nguyên nhân từ chính các nhà giáo dục và thầy cô giáo mà chưa nhiều người thực sự quan tâm đến.

Đọc tiếp...
 


Trang 3/8

Tìm kiếm