KhoahọcViệt.info

  • Increase font size
  • Default font size
  • Decrease font size
Khoa học Việt: hướng đến tương lai

Bàn về một giải pháp đổi mới thi cử lâu dài

Tính đến ngày 10/02/2014, đã có nhiều trường đại học công bố các phương án tuyển sinh riêng của mình, trong đó hầu hết vẫn dựa chủ yếu vào kì thi tuyển sinh “ba chung” và dành một phần nhỏ cho việc tổ chức thi riêng các môn đặc thù hoặc xét tuyển dựa trên học bạ phổ thông. Song song đó, Bộ GD&ĐT đã cung cấp nhiều thông tin giải thích thêm một số điểm liên quan đến việc điều chỉnh phương án thi và công nhận kết quả tốt nghiệp THPT. Trong đó đáng chú ý là phương án tổ chức thi tự chọn trong ba ngày, bằng cách ghép từng cặp 2 môn thi tự chọn vào một buổi (Địa lí và Hoá học, Lịch sử và Vật lí, Ngoại ngữ và Sinh học), bố trí lệch giờ. Tức là, ngoài 2 môn Toán và Ngữ văn là bắt buộc trong các buổi thi riêng, học sinh nào có thiên hướng thi đại học khối A sẽ có thể chọn thi Hoá học và Vật lí, khối B là Hoá học và Sinh học, khối C là Địa lí và Lịch sử, khối D là Ngoại ngữ.

Thực chất, thời gian thi có thể được rút ngắn không phải do bản chất của giải pháp thi cử, mà là do “thủ thuật sắp xếp”: giả sử học sinh muốn thi 2 môn được bố trí cùng buổi thì sao? Về nguyên tắc, học sinh vẫn có quyền chọn và tự chịu áp lực ôn bài thi (2 môn trong cùng buổi) với lựa chọn của mình. Nhiều năm qua thi bắt buộc 6 môn với cùng thời lượng, Bộ GD&ĐT phải tổ chức trong 3 ngày, với mỗi môn thi riêng một buổi và chắc chắn không ai dám bắt buộc học sinh thi cả 2 môn trong cùng một buổi cả. Xét về mặt giáo dục, bố trí lịch thi như vậy sẽ công công bằng đối với mọi khả năng lựa chọn của học sinh: các em được “định hướng” chỉ chọn môn thi theo khối A, B, C hoặc D mà thôi; em nào không theo “định hướng” này thì tự chịu trách nhiệm!

Đọc tiếp...
 

Thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học: Cần một giải pháp khác

Theo dự thảo “Một số điều chỉnh phương án thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông trong những năm trước mắt” ngày 02/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hai nội dung lớn là việc miễn thi tốt nghiệp dựa theo điểm trung bình cả năm lớp 12 của học sinh, và việc tổ chức 4-5 môn thi tốt nghiệp với 2 môn tự chọn.

Nếu thích trò chơi của những con số, hẳn nhiều người sẽ hài lòng với kết quả khảo sát rằng có hơn 80 % số người được hỏi đồng ý với hướng “đổi mới” này. Tuy nhiên, bỏ qua bước phân tích độ xác tín về khoa học và giáo dục của kiểu khảo sát đó, chúng ta có thể đi thẳng vào trọng tâm vấn đề: những hệ luỵ nào có thể xảy ra khi áp dụng hai nội dung trên vào thực tế? Và liệu có giải pháp nào khác phù hợp hơn cả với thực tế hiện tại và xu thế phát triển trong tương lai hay không?

Đọc tiếp...
 

Sơ lược lịch sử và xu hướng phát triển giáo dục trung học phương Tây

Giáo dục trung học châu Âu chỉ bùng nổ từ những năm 1950-1960, sau khi được khởi đầu tại Anh và Pháp, do sự kết hợp giữa ba yếu tố: kinh tế (gia tăng nhu cầu công nhân đã qua đào tạo bài bản), chính trị (chính quyền phải mở rộng giáo dục để đảm bảo công bằng xã hội), nhu cầu gia đình (người dân cần được đào tạo nhiều hơn do khác biệt về thu nhập và tỉ lệ thất nghiệp). Đến những năm 1980-1990, bối cảnh kinh tế-chính trị mới lại tạo nên một làn sóng phát triển thứ hai trong giáo dục trung học tại các nước châu Âu.

(Tóm lược tài liệu: Briseid O, Caillods F. 2004. Trends in secondary education in industrialized countries: Are they relevant for African countries? Paris: UNESCO/IIEP.)

Đọc tiếp...
 

Đào tạo theo hệ thống tín chỉ: các nguyên lý, thực trạng và giải pháp

PGS-TS Trần Thanh Ái, Đại học Cần Thơ

(Tham luận tại Hội nghị toàn quốc tổ chức tại Đại học Sài Gòn, 5/2010, tr 42-53)

Năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành “Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ”, và năm 2011 là hạn cuối cùng để các trường liên quan phải chuyển đổi sang hệ thống đào tạo mới này. Thế nhưng qua gần 3 năm thực hiện thí điểm ở một số trường đại học trên cả nước, có rất nhiều ý kiến nhận xét về thuận lợi và khó khăn của việc thực hiện quy chế này. Vậy đâu là nguyên do cốt lõi của những khó khăn đó? Bài viết này cố gắng tìm lời giải cho các vấn đề mà thực tiễn giáo dục đại học Việt Nam đang đặt ra.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Hệ thống tín chỉ đã được áp dụng vào việc đào tạo ở bậc đại học từ lâu trên thế giới, ở các đại học danh tiếng của nước phương Tây. Hệ thống này cũng không phải là xa lạ đối với Việt Nam: trước 1975, Viện Đại học Cần Thơ đã từng áp dụng hệ thống tín chỉ trong các Đại học Văn Khoa, Đại học Luật Khoa và Đại học Khoa học. Sau 1975, nhiều giảng viên của Trường Đại học Cần Thơ đã được đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở nhiều trường Đại học Âu-Mỹ. Những kinh nghiệm ấy thật là quý giá cho việc xây dựng chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (Quyết định 43/QĐ-BGD&ĐT). Thế nhưng khi nhận định về thực trạng chuyển đổi sang hệ thống tín chỉ hiện nay của các trường đại học ở Việt Nam, M. Zjhra, một học giả của chương trình Fulbright, đưa ra nhận xét sau đây:

Đọc tiếp...
 

Một số vấn đề cơ bản cần giải quyết để đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam

PGS-TS Trần Thanh Ái, Khoa Sư phạm, Đại học Cần Thơ

(Tham luận trình bày tại hội thảo khoa học về đổi mới căn bản và toàn diện tháng 12/2011 tại Đại học Cần Thơ, có sự hiện diện của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận và phái đoàn cấp cao của Bộ GD&ĐT)

Ngày 9/11/2011, Chương trình phát triển LHQ (UNDP) công bố báo cáo phát triển con người, theo đó, nước ta được xếp hạng 128/187 quốc gia, trong khu vực ASEAN chỉ đứng trên Lào và Campuchia. “Nếu dựa vào số liệu của báo cáo phát triển con người của UNDP, thành tích giáo dục của Việt Nam dường như đang thụt lùi” (Giáp văn Dương, 2011, tr. 25).

Đi vào những vấn đề cụ thể, chỉ cần lướt qua báo chí Việt Nam trong những ngày trước và sau Ngày Nhà giáo Việt Nam vừa qua cũng có thể cảm nhận được rằng ngành giáo dục, nhất là giáo dục phổ thông, còn có quá nhiều vấn đề bất cập cần phải giải quyết. Giáo viên đương nhiệm thì mệt mỏi, không an tâm công tác, chất lượng đào tạo thì phập phồng (học sinh lớp 7 nhưng mù chữ, báo Thanh Niên, 5/12/2011), thi cử thì nhếch nhác (như vụ sửa đáp án tùy tiện trong kỳ thi Tú tài 2011 vừa qua ở ĐBSCL), sách giáo khoa “chuẩn mà không chuẩn”, “không thể liệt kê hết sạn” (báo Tuổi trẻ, 5-6-7-8/12/2011), hiện tượng học sinh bỏ học ngày càng tăng... Ngành sư phạm ở các đại học thì ngày càng mất dần sức hút đối với thí sinh thi vào đại học, nên không thể tuyển chọn được người tài... Tóm lại, như tựa một bài báo nói về tình hình dạy văn, giáo dục nước ta hiện nay như là một “bức tranh không hồn” (báo Thanh Niên, 6/12/2011).

Trong bài tham luận này, tôi chỉ đề cập đến một số vấn đề cơ bản cần giải quyết để đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục của nước ta. Điều đó có nghĩa là còn nhiều vấn đề cơ bản khác cần phải giải quyết để khắc phục những nhược điểm và khuyết tật hiện nay, để thực sự đưa giáo dục trở thành quốc sách của đất nước.

Đọc tiếp...
 


Trang 6/8

Tìm kiếm