KhoahọcViệt.info

  • Increase font size
  • Default font size
  • Decrease font size

Khi một nhà khoa học "lậm" chuyên môn

Điện thư In PDF

TS Nguyễn Văn Tuấn trước đây được nhiều người đánh giá cao và mến mộ vì viết nhiều bài về phương pháp nghiên cứu khoa học khá bổ ích, cộng với một tinh thần dân tộc cao. Dù đã trải bao gian lao vất vả trên con đường ra nước ngoài, phấn đấu học hành thành đạt, ông vẫn một lòng hướng về nước nhà chứ không nuôi tâm thù hận, đó là một thái độ đáng trọng của một người trí thức.

Nhưng càng về sau, dường như ông càng lấn sân qua nhiều lĩnh vực khác không thuộc chuyên môn sở trường của mình. Các bài viết vì thế mà bớt hay đi. Phàm cái gì cũng vậy, "lậm" quá đều không cho kết quả tốt. Nghề của TS Tuấn là làm toán thống kê và phân tích dữ liệu dịch tễ/di truyền trong y học (chứ không phải là làm y học lâm sàng), nhưng nhiều bài ông viết về y học cứ như là bác sĩ chuyên khoa. Dù có kinh nghiệm trong viết các bài báo khoa học chuyên ngành, nhưng lắm khi ông cũng "đá lộn sân" qua giáo dục quá sâu... Rồi mới đây, một lần nữa ông lại "lậm" nghề làm toán thống kê của mình.

Chuyện là, sau khi báo chí trong nước nêu vấn đề tụt hậu của ngành Toán Việt Nam với kết quả thi Olympic Toán Quốc tế (IMO) 2011 rớt hạng thê thảm, TS Tuấn hăng hái viết cả một bài dài đăng trên VietNamNet ngày 31/07/2011 (Thử xếp hạng Olympic Toán cho Việt Nam) với đề xuất... xếp hạng lại kết quả của IMO (!?). Thay cho điều đơn giản nhất là vào website chính thức của IMO để xem người ta tính điểm và xếp hạng như thế nào, ông lại "trổ tài" đưa ra một công thức tính điểm "tự chế", rồi khảng khái khẳng định kết quả của mình... chính xác hơn (!?). Ông cho rằng IMO cần đi vào thực chất hơn, bằng "1 cách đơn giản nhất để lấy trọng số là dùng số liệu thực tế. Đặt trọng số cho huy chương vàng là 1 (giá trị cao nhất), trọng số của huy chương bạc có thể lấy số huy chương vàng chia cho số huy chương bạc (54/90 = 0.6). Tương tự, trọng số của huy chương đồng là 137/54 = 0.40. Nhưng còn phần thưởng "ghi nhận danh dự" thì sao? Vì đây không phải là huy chương, nên rất khó tính, nhưng chúng ta thử cho trọng số bằng 5% của huy chương vàng (0.05)."

Trong khi đó, quy tắc tổ chức của IMO là: mỗi kì thi có 6 đề, mỗi đề được tối đa 7 điểm. Tức là, mỗi thí sinh tham dự có thể đạt tối đa 42 điểm. Tuỳ độ khó dễ của đề thi mỗi năm mà mức điểm đạt các huy chương vàng, bạc, đồng và danh dự là khác nhau (năm 2011: từ 28 điểm trở lên đạt huy chương vàng, bạc 22 điểm, đồng 16 điểm). Cùng loại huy chương vàng, bạc, đồng thì vẫn có người cao điểm và có người thấp điểm hơn; như năm 2009 đoàn Việt Nam có hai huy chương vàng nhưng cách biệt nhau đến 6 điểm (gần bằng một bài thi).

Bảng xếp hạng toàn đoàn được IMO tính theo tổng điểm các bài thi chứ không đơn thuần theo số huy chương như trong các cuộc thi thể thao. Kết quả năm 2010 của Việt Nam là hạng 11 với 133 điểm (1V, 4B, 1Đ) trong khi Serbia được 1V, 3B, 2Đ lại xếp hạng 10 với 135 điểm. Do đó, thứ hạng năm 2011 của Trung Quốc và Mĩ cũng như của các nước khác không có gì phải bàn cãi, vì Trung Quốc đạt tổng điểm các bài thi là 189, trong khi Mĩ chỉ được 184. Có thể kiểm chứng việc này rất dễ dàng tại: <http://www.imo-official.org/results.aspx>.

Đành rằng TS Tuấn nói đúng câu chuyện không nên luyện "gà chọi" mà nên ưu tiên xây dựng nền tảng vững chắc cho nền khoa học nước nhà. Nhưng "lậm" chuyên môn để lấy một cái lí lẽ sai để làm luận cứ cho quan điểm của mình, ấy là ông đã đánh mất đi tính thuyết phục của mình rồi vậy!


Lời bình
Bình luận Tìm kiếm
Viết lời bình
Tên:
Điện thư:
 
Website:
Tựa:
UBBCode:
[b] [i] [u] [url] [quote] [code] [img] 
 
 
:D:):(:0:shock::confused:8):lol::x:P
:oops::cry::evil::twisted::roll::wink::!::?::idea::arrow:
 
Xin vui lòng nhập mã chống spam trong hình bên cạnh.

3.21 Copyright (C) 2007 Alain Georgette / Copyright (C) 2006 Frantisek Hliva. All rights reserved."

 

Tìm kiếm