KhoahọcViệt.info

  • Increase font size
  • Default font size
  • Decrease font size
Nghiên cứu khoa học

Hợp tác nghiên cứu khoa học và vùng xám liêm chính

Trong loại bài về thủ thuật khai man nhiệm sở để thăng hạng đại học vào tháng 10/2020, chúng tôi đã dẫn ý kiến của Hội đồng cấp cao về đánh giá khoa học và giáo dục ĐH (HCÉRES) của Pháp, đánh giá rằng các trường ĐH Việt Nam cần chú trọng phát triển các nhóm nghiên cứu tự chủ tại chỗ, cũng như tăng cường hợp tác nghiên cứu liên trường giữa các trường ĐH, viện nghiên cứu và doanh nghiệp, thay vì thả nổi cho các nhà nghiên cứu tự tìm nguồn cộng tác cá nhân. Tuy nhiên, trong thực tế không phải trường nào cũng có đủ điều kiện hay quyết tâm thực hiện khuyến cáo này. Những ý kiến trái chiều gần đây xoay quanh trường hợp PGS-TS Đinh Công Hướng là một ví dụ điển hình và cho thấy vấn đề này rất xứng đáng được bàn luận và suy ngẫm sâu sắc hơn, dựa trên các dữ liệu thực tế.

Đọc tiếp...
 

Liêm chính và cái tặc lưỡi

Cách đây vài năm, khi viết bài phản biện về thủ thuật khai man nhiệm sở để thăng hạng đại học, tôi đã lọc ra một danh sách hàng trăm cái tên đáng ngờ, trong đó có ít nhất vài chục người Việt Nam. Họ thường xuyên khai báo nhiệm sở của mình khi thì trường này lúc thì trường khác một cách hoàn toàn độc lập, không thể hiện mối liên hệ hợp tác nào giữa các trường liên quan trong các bài báo ấy.

Đọc tiếp...
 

Đào tạo tiến sĩ: Tiêu chuẩn, thước đo, niềm tin và trách nhiệm

Cách đây một năm, bản quy chế tuyển sinh và đào tạo tiến sĩ ban hành theo Thông tư số 18/2021/TT-BGDDT đã gây xôn xao dư luận, với nhiều ý kiến trái chiều cả trên báo chí lẫn mạng xã hội. Câu chuyện lắng đi một thời gian rồi lại bùng lên với kết quả thanh tra hoạt động nghiên cứu và đào tạo tại Học viện Khoa học xã hội. Khi bàn đến chất lượng các luận án “tiến sĩ cầu lông” thì hầu hết đều đồng ý là có vấn đề về tiêu chuẩn đánh giá, mà một số người cho rằng nguyên nhân xuất phát từ việc Thông tư 18 đã hạ thấp thước đo chất lượng. Từ góc độ quan sát của mình, người viết nhận thấy có bốn điểm cần chú ý trong toàn bộ câu chuyện này, đó là: tiêu chuẩn (về chất lượng nghiên cứu), thước đo (định lượng sản phẩm nghiên cứu), niềm tin (của cộng đồng khoa học) và trách nghiệm (của những người trong cuộc).

Đọc tiếp...
 

Thủ thuật khai man nhiệm sở để thăng hạng đại học

Năm 2003, “Bảng xếp hạng Học thuật các trường Đại học trên Thế giới” (Academic Ranking of World Universities – ARWU) được Đại học Giao thông Thượng Hải công bố, với mục tiêu ban đầu là là nhằm xác định vị trí của các trường đại học hàng đầu Trung Quốc trên toàn cầu. Tuy nhiên, tác động của cách xếp hạng này đã vượt quá mức mong đợi ban đầu, khi hàng loạt các trường đại học ở nhiều quốc gia trên thế giới bắt đầu quan tâm và sử dụng trong việc quảng bá hình ảnh của mình. So với nhiều bảng xếp hạng khác ra đời trước và sau đó, ARWU có cách tính toán tương đối đơn giản dựa vào các nguồn dữ liệu định lượng độc lập, gây được sức hút nhưng đồng thời tạo nhiều tranh luận về ý nghĩa và sự xác thực của kết quả xếp hạng.

Đọc tiếp...
 

“Bảng xếp hạng Viện hiệu Scimago” và việc đánh giá chất lượng nghiên cứu khoa học ở Việt Nam

Sử dụng các bảng xếp hạng quốc tế làm thước đo đánh giá chất lượng giáo dục đại học hay nghiên cứu khoa học là một nhu cầu tất yếu không chỉ ở Việt Nam mà cả ở hầu hết các nước khác. Tuy nhiên, hiểu và sử dụng các bảng xếp hạng này sao cho hợp lí lại là một câu chuyện khác. Từ năm 2009, một bảng xếp hạng các đơn vị nghiên cứu khoa học (SIR) của nhóm nghiên cứu SCImago (Tây Ban Nha) đã ra đời và được công bố mỗi năm một lần. Năm 2011 có ba đơn vị Việt Nam được xếp hạng gồm Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Đại học Quốc gia TP. HCM và Đại học Quốc gia Hà Nội, với kết quả có vẻ như đi ngược lại những nhận định chung lâu nay về tình hình nghiên cứu khoa học trong nước. Chính điều đó mà không ít nhà quản lí khoa học và giáo dục Việt Nam cảm thấy ngần ngại và tỏ ra thận trọng đối với bảng xếp hạng này.

Trong bài này, tác giả phân tích khái quát bối cảnh ra đời và cơ sở phương pháp luận của bảng xếp hạng do SCImago xây dựng, từ đó rút ra những nhận định về ưu nhược điểm của bảng xếp hạng này, cũng như kiểm chứng tính chính xác của dữ liệu đối với ba đơn vị Việt Nam. Đồng thời, một số kết luận và khuyến nghị cũng được nêu ra nhằm hướng tới việc tổ chức và quản lí tốt hơn các hoạt động nghiên cứu và xuất bản khoa học.

Đọc tiếp...
 



Tìm kiếm