KhoahọcViệt.info

  • Increase font size
  • Default font size
  • Decrease font size
Khoa học Việt: hướng đến tương lai

OECD, PISA và câu chuyện giáo dục của chúng ta

Những ngày gần đây, nhiều tờ báo trong nước loan tin Việt Nam đứng thứ 12 trong “bảng xếp hạng chất lượng trường học toàn cầu” của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Phản ứng của dư luận tương đối trái chiều, người thì hoan hỉ vui mừng, người thì hoài nghi phê phán, người thì chừng mực cẩn trọng. Song, có một câu hỏi cần đặt ra: OECD có thực hiện một bảng xếp hạng, tiếng Anh thường gọi là ranking hay league table, như vậy hay không?

Theo quan sát, cách gọi tên “bảng xếp hạng” có vẻ như xuất phát từ bài báo “Asia tops biggest global school rankings[i] của Sean Coughlan đăng trên BBC News ngày 13/05/2015 (và có thể vài tờ báo khác). Trong đoạn video kèm theo bài báo, BBC đã dùng biểu tượng có tên gọi Global Education Rankings (Bảng xếp hạng giáo dục toàn cầu) như Hình 1. Đồng thời, tác giả thường xuyên dùng từ school rankings hay league table, tạo cho người đọc ấn tượng rằng đây là một “bảng xếp hạng” tương tự như Times Higher Education, QS hay Đại học Giao thông Thượng Hải đã thực hiện ở bậc đại học. Bài báo có lẽ được viết dựa vào bài thuyết trình của ông Andreas Schleicher, Giám đốc Ban Giáo dục và Kĩ năng của OECD, trình bày tại Luân Đôn ngày 11/05/2015. Bài thuyết trình này lại là phần tóm tắt những nội dung quan trọng nhất trong tập báo cáo “Universal Basic Skills: What Countries Stand to Gain[ii] của hai tác giả Eric A. Hanushek và Ludger Woessmann, do OECD công bố chính thức sau đó hai ngày.

Đọc tiếp...
 

Vì một phương án thi cử hữu hiệu hơn

Trong bài trước, chúng ta đã phân tích những diễn biến của các phương án thay đổi thi cử mà Bộ GD&ĐT đã đưa ra. Dường như “sợi chỉ đỏ” dẫn dắt mọi phương án thay đổi này chỉ xoay quanh một chuyện: giảm số lượt thi của thí sinh, dù cho có những sự thay đổi “quay ngoắt 180°” so với liền trước đó (và lần nào cũng được biện minh có cơ sở lí luận hay thực tiễn). Trong khi, lẽ ra phải đặt các nguyên tắc về giáo dục làm chủ đạo, rồi các giải pháp kĩ thuật cụ thể mới được xây dựng xung quanh đó, trước sau có thể có đôi chút khác biệt tuỳ hoàn cảnh nhưng không bao giờ đi ngược lại các nguyên tắc định hướng. Bản thân người viết đã từng phản biện cho phương án thay đổi kì thi năm 2014, nay xin tiếp tục nêu một giải pháp trung gian giữa hai phương án 1 và 2 của Bộ GD&ĐT, tạm gọi là phương án 4, như bảng bên dưới.

Đọc tiếp...
 

Đổi mới thi cử vì cái gì?

Trong vài chục năm qua, có thể nói rằng chưa khi nào nền giáo dục nước ta lại ngập trong không khí quyết tâm đổi mới thi cử như trong nửa đầu năm nay. Nhưng trái với sự rầm rộ quyết liệt các nhà lãnh đạo ngành, dư luận có vẻ như vẫn chưa thực sự được thuyết phục trước những biện pháp thay đổi đưa ra một cách sơ sài và vội vã. Câu hỏi chính đặt ra là giáo dục-dạy học như thế nào, đổi mới thi cử vì cái gì, thì dường như mỗi người một ý.

Đọc tiếp...
 

Có nên bỏ kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông?

Năm 2013, GS Ngô Bảo Châu đã từng cho rằng nên bỏ kì thi tốt nghiệp THPT [1] và mới đây lại khẳng định một lần nữa quan điểm ấy [2]. Ý kiến này được nhiều người ủng hộ, với luận điểm chủ đạo là kì thi tốt nghiệp THPT nhiều tiêu cực, thiếu độ tin cậy, tính chọn lọc không cao, cho nên cần bỏ để ưu tiên kì thi tuyển sinh đại học. Thoạt nhìn, quan điểm này có vẻ có lí và dễ áp dụng; tuy nhiên, phân tích kĩ thì đó là một cách diễn giải sai bản chất vấn đề. Ở đây, tôi chỉ xin nói về vai trò tự thân của chuyện thi cử trong giáo dục phổ thông; còn mối liên hệ đối với việc tuyển sinh đại học sẽ bàn đến trong một dịp khác.

Đọc tiếp...
 

Bàn về một giải pháp đổi mới thi cử lâu dài

Tính đến ngày 10/02/2014, đã có nhiều trường đại học công bố các phương án tuyển sinh riêng của mình, trong đó hầu hết vẫn dựa chủ yếu vào kì thi tuyển sinh “ba chung” và dành một phần nhỏ cho việc tổ chức thi riêng các môn đặc thù hoặc xét tuyển dựa trên học bạ phổ thông. Song song đó, Bộ GD&ĐT đã cung cấp nhiều thông tin giải thích thêm một số điểm liên quan đến việc điều chỉnh phương án thi và công nhận kết quả tốt nghiệp THPT. Trong đó đáng chú ý là phương án tổ chức thi tự chọn trong ba ngày, bằng cách ghép từng cặp 2 môn thi tự chọn vào một buổi (Địa lí và Hoá học, Lịch sử và Vật lí, Ngoại ngữ và Sinh học), bố trí lệch giờ. Tức là, ngoài 2 môn Toán và Ngữ văn là bắt buộc trong các buổi thi riêng, học sinh nào có thiên hướng thi đại học khối A sẽ có thể chọn thi Hoá học và Vật lí, khối B là Hoá học và Sinh học, khối C là Địa lí và Lịch sử, khối D là Ngoại ngữ.

Thực chất, thời gian thi có thể được rút ngắn không phải do bản chất của giải pháp thi cử, mà là do “thủ thuật sắp xếp”: giả sử học sinh muốn thi 2 môn được bố trí cùng buổi thì sao? Về nguyên tắc, học sinh vẫn có quyền chọn và tự chịu áp lực ôn bài thi (2 môn trong cùng buổi) với lựa chọn của mình. Nhiều năm qua thi bắt buộc 6 môn với cùng thời lượng, Bộ GD&ĐT phải tổ chức trong 3 ngày, với mỗi môn thi riêng một buổi và chắc chắn không ai dám bắt buộc học sinh thi cả 2 môn trong cùng một buổi cả. Xét về mặt giáo dục, bố trí lịch thi như vậy sẽ công công bằng đối với mọi khả năng lựa chọn của học sinh: các em được “định hướng” chỉ chọn môn thi theo khối A, B, C hoặc D mà thôi; em nào không theo “định hướng” này thì tự chịu trách nhiệm!

Đọc tiếp...
 


Trang 5/8

Tìm kiếm