KhoahọcViệt.info

  • Increase font size
  • Default font size
  • Decrease font size
Khoa học giáo dục

Sách giáo khoa: Chẩn đúng “bệnh” để “trị” đúng cách

Tôi có một tác phẩm dịch văn học được chọn làm ngữ liệu trong hai bộ sách giáo khoa (SGK) môn Ngữ văn lớp 6 và lớp 8 Chương trình Giáo dục (CTGD) 2018. Sau khi tôi đặt vấn đề, một trong hai nhà xuất bản (NXB) mất đến gần 14 tháng để làm xong thủ tục kí hợp đồng sử dụng tác phẩm và thanh toán hoàn tất, với số tiền dùng để ăn được trên dưới 10 tô phở, trả một lần duy nhất. NXB thứ hai thì bảo rằng mình chỉ có chế độ tặng sách biếu chứ không có phí bản quyền gì cả.

Đọc tiếp...
 

An toàn dạy học trực tuyến và công bằng giáo dục

Đại dịch COVID-19 từ hơn một năm qua đã gây ra nhiều hệ luỵ nghiêm trọng trong mọi mặt đời sống xã hội của các quốc gia, trong đó có giáo dục. Theo UNICEF[1], hơn 1 tỉ trẻ em toàn cầu đã phải đối diện với những nguy cơ tụt lại phía sau về mặt giáo dục do trường học đóng cửa nhằm ngăn ngừa sự lan toả của dịch bệnh và ứng phó bằng các biện pháp dạy học từ xa khác nhau. Đến nay, Việt Nam là một nước hiếm hoi đã có 2 trường hợp tử vong liên quan đến an toàn thiết bị dạy học trực tuyến. Ý thức an toàn khi sử dụng thiết bị điện tử dĩ nhiên là một nguyên nhân quan trọng. Nhưng phía sau, có một vấn đề khác cần xem xét một cách thẳng thắn hơn: công bằng trong giáo dục.

[Bản thảo gốc bài viết Tránh xảy ra tai nạn khi dạy học trực tuyến đăng trên báo Thanh Niên, số 280 ngày 25/10/2021 (trang 17), với một số chỗ biên tập và rút gọn theo yêu cầu dàn trang của toà soạn.]

Đọc tiếp...
 

Dạy học trực tuyến sao cho an toàn?

Hãy tưởng tượng, một ngày nào đó, toàn bộ các trường học trong cả nước đều mở toang cửa, lực lượng bảo vệ và giám thị biến mất, chỉ có thầy cô và học sinh sinh viên tự phần ai nấy quản lí lớp học của riêng mình, thì chuyện gì sẽ xảy ra? Khi đó, không chỉ có vấn đề trộm cướp, mất mát tài sản, mà không gian lớp học sẽ đối diện với một rủi ro thường trực là bất cứ người qua đường nào dù mang mục đích tốt xấu hay chỉ vì tò mò đều có thể ghé ngang dòm ngó. Và không loại trừ cả trường hợp phá bĩnh, quấy rối thầy trò trong lớp học.

[Bản thảo gốc bài viết Dạy học trực tuyến sao cho an toàn? đăng trên báo Thanh Niên, số 268 ngày 13/10/2021 (trang 17), với một số chỗ biên tập và rút gọn theo yêu cầu dàn trang của toà soạn.]

Đọc tiếp...
 

Lớp học trực tuyến an toàn và hiệu quả: Từ phương pháp, kĩ năng đến nền tảng công nghệ

Năm học mới 2021-2022 đã bắt đầu theo cách không thể đặc biệt hơn. Học sinh TP. HCM thay vì học trực tiếp đã phải chuyển sang học online để phòng chống dịch. Bối cảnh mới buộc thầy và trò phải cùng nhau thay đổi và tương thích. Tuy nhiên để việc học online sao cho an toàn và hiệu quả với học sinh là băn khoăn của nhiều phụ huynh.

[Bản thảo gốc bài phỏng vấn Lớp học online an toàn và hiệu quả: Từ phương pháp, kỹ năng đến nền tảng công nghệ đăng trên tạp chí Giáo dục và Thời đại, số 224 ngày 18/09/2021 (trang 4-5), với một số chỗ biên tập và rút gọn theo yêu cầu dàn trang của tạp chí]

Đọc tiếp...
 

Bê nguyên bài giảng trên lớp lên truyền hình là ‘đi ngược thời đại’?

Do ảnh hưởng kéo dài của dịch Covid-19, các trường ĐH buộc phải tổ chức các kỳ thi theo hình thức trực tuyến. Việc dạy học cũng cần thay đổi để kết quả học tập đạt hiệu quả tốt hơn.

[Bản thảo gốc bài phỏng vấn Bê nguyên bài giảng trên lớp lên truyền hình là ‘đi ngược thời đại’? đăng trên báo Thanh Niên ngày 03/09/2021, với một số chỗ biên tập lại cho gọn theo yêu cầu dàn trang của báo]

Đọc tiếp...
 


Trang 1/3

Tìm kiếm