KhoahọcViệt.info

  • Increase font size
  • Default font size
  • Decrease font size

Dự thảo dạy tiếng Hoa cho học sinh: những điểm đáng băn khoăn

Ngày 12/03/2012, trên website chính thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo đăng bản dự thảo Thông tư ban hành chương trình tiếng Hoa cấp tiểu học và trung học cơ sở để lấy ý kiến đóng góp. Khoan bàn đến hiệu quả của việc lấy ý kiến này là đến đâu, chỉ cần nhìn vào tên chương trình là đã thấy có vấn đề, không thể không lên tiếng. Để xem xét khách quan hơn, cần phải xem toàn văn nội dung bản dự thảo.

Trích đoạn mở đầu của chương trình kèm theo bản dự thảo này là như sau:

"1. Mục tiêu chung

Dạy và học tiếng Hoa ở cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở nhằm hình thành và phát triển năng lực giao tiếp tiếng Hoa ở học sinh; giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa Hoa; phát triển nhân cách học sinh, nâng cao ý thức công dân Việt Nam, góp phần bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa của người Hoa ở Việt Nam.

2. Mục tiêu cụ thể

- Cấp tiểu học: Bước đầu hình thành năng lực giao tiếp tiếng Hoa, trong đó chủ yếu là 2 kĩ năng nghe và nói; cung cấp kiến thức cơ bản và tối thiểu về tiếng Hoa, bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và thông qua tiếng Hoa có hiểu biết ban đầu về con người, cuộc sống, văn hóa của người Hoa ở Việt Nam; xây dựng thái độ ham mê học tập tiếng Hoa, tăng cường nhận biết về vai trò của tiếng Hoa trong đời sống cộng đồng người Hoa.

- Cấp trung học cơ sở: Củng cố và phát triển năng lực giao tiếp tiếng Hoa, trong đó chủ yếu là 2 kĩ năng đọc và viết; cung cấp kiến thức cơ sở và đặc trưng về tiếng Hoa, bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách và thông qua tiếng Hoa mở rộng hiểu biết về con người, cuộc sống, văn hóa của người Hoa và các dân tộc anh em ở Việt Nam; bồi dưỡng tình cảm yêu quý tiếng Hoa, nâng cao nhận thức về trách nhiệm giữ gìn và phát triển ngôn ngữ và văn hóa của người Hoa ở Việt Nam."

Tiếp theo đó là 30 trang A4, mô tả chi li từng lớp từng bậc, học những gì, nội dung gì, kiểm tra đánh giá thế nào, chuẩn kiến thức kĩ năng ra sao,... như một môn thuần tuý ngoại ngữ.

Có ba điều đáng băn khoăn.

1. Đây là một môn học mang tính chất ngoại ngữ hay văn hoá?

Mục tiêu "phát triển nhân cách học sinh, nâng cao ý thức công dân Việt Nam, góp phần bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa của người Hoa ở Việt Nam" không thể chắc chắn được đảm bảo, nếu không nói là ẩn chứa nhiều nguy cơ, bằng cách dạy tiếng Hoa xuyên suốt 9/12 năm đi học của học sinh!

Nếu thực sự vì mục tiêu văn hoá, cần phải thay đổi cách thực hiện chương trình: không dạy ngoại ngữ (tiếng Hoa) thuần tuý, mà dạy lồng ghép vấn đề văn hoá người Hoa vào chung với các vấn đề văn hoá của các dân tộc khác cùng hình thành nên đất nước Việt Nam. Tại sao một vụ chuyên trách về "giáo dục dân tộc" không phát triển một chương trình đúng với chức năng của mình, đó là dạy tất cả những vấn đề liên quan đến văn hoá của 53 dân tộc trên toàn cõi Việt Nam? Nếu chỉ chọn ngoại ngữ, và lại là tiếng Hoa, thì giữa mục tiêu và phương pháp hành động hoàn toàn "lệch pha" và điều tất yếu là gây nhiều thắc mắc và hoài nghi về chương trình này.

2. Đây là môn bắt buộc hay tự chọn?

Nếu là môn tự chọn thì cần phải ghi rõ, và phải xác định lại đối tượng cũng như phạm vi áp dụng. Như một số tỉnh Tây Nguyên bắt buộc cán bộ công chức biết tiếng dân tộc ít người, có kênh phát thanh/truyền hình riêng bằng thứ tiếng này, nhưng không áp dụng trong trường phổ thông.

Nếu là môn bắt buộc thì cá nhân tôi cực lực phản đối! Vì chương trình dạy tiếng Hoa như đã thiết kế cho dù có mang trên mình danh nghĩa vì mục tiêu "bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá của người Hoa ở Việt Nam" thì bản chất cũng chỉ là một ngoại ngữ, như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Đức,...

Cho đến nay ở Việt Nam hầu như chỉ có tiếng Anh được xem lại "ngoại ngữ 1", nhưng bắt buộc đó như là "ngoại ngữ duy nhất" thì nhiều người đã phản đối, mà bắt buộc một ngoại ngữ nào khác (Pháp, Nga, Đức, Hoa, Hàn, Nhật,...) như "ngoại ngữ 2" thì cũng không thể được và càng không nên. Về mặt chính trị, Việt Nam chủ trương đa dạng văn hoá, đa dạng ngoại ngữ, không thể chấp nhận sự ưu tiên thái quá cho một ngoại ngữ nào (dù trong thực tế đã có "du di" ít nhiều cho tiếng Anh, xem như là một "ngôn ngữ quốc tế").

Đó là chưa xét đến tầm ảnh hưởng lên sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá,... (chứ không chỉ xét riêng vấn đề "văn hoá người Hoa ở Việt Nam") khi lựa chọn một ngoại ngữ nào đó ở vị trí số 2.

3. Vậy, dạy "ngoại ngữ" nào để bảo tồn các giá trị văn hoá dân tộc?

Theo góc nhìn của cá nhân tôi, nếu có một môn "ngoại ngữ" cần thiết phải dạy cho học sinh nhằm giúp bảo tồn những giá trị văn hoá và lịch sử của cả-dân-tộc-Việt-Nam, thì đó chính là môn "tiếng Hán-Nôm". Môn này, học cách viết chữ Hán và đọc theo ngữ âm Việt, và cách đọc-viết chữ Nôm, như một chương trình bắt buộc xuyên suốt cả quãng đời học sinh, kể cả 12/12 năm, thì mới cần, thậm chí rất cần cho dân tộc chúng ta. Kể từ năm 1945, khi lựa chọn chữ Quốc ngữ với chữ viết theo hệ Latin, chúng ta đã chấp nhận đứt đoạn với một phần quá khứ quan trọng để đón lấy hội nhập với thế giới phương Tây. Nay, trước nguy cơ mai một của những nguồn sử liệu quý giá khi số người biết đọc và tra cứu bằng tiếng Hán-Nôm ngày càng ít dần, ngành giáo dục không thể lựa chọn sai lầm thêm để đánh rơi toàn bộ lịch sử dân tộc cả trong quá khứ lẫn tương lai.

TP. HCM, ngày 13/03/2012

Nguyễn Tấn Đại



Lời bình
Bình luận Tìm kiếm
Nguyễn Bửu Lâm  - Ủng hộ Hán-Nôm   |123.21.196.xxx |2012-09-17 08:12:56
Đọc đến đoạn:"Nay, trước nguy cơ mai một của những
nguồn sử liệu quý giá khi số người biết đọc và tra cứu
bằng tiếng Hán-Nôm ngày càng ít dần, ngành giáo dục không thể
lựa chọn sai lầm thêm để đánh rơi toàn bộ lịch sử dân tộc
cả trong quá khứ lẫn tương lai."
Ngẫm lại thấy thật
đúng, VN ta chủ trương hòa nhập không hòa tan, chọn chữ Quốc
Ngữ theo hệ latin là cách hòa nhập với Phương tây, nhưng dần
dần những sách cổ bằng chữ Hán Nôm thế hệ sau không thể
đọc được. Tôi nghĩ cần có chính sách những đầu tư cho một
tầng lớp trẻ nghiên cứu về Hán-Nôm để truyền lại cho mọi
người. Cần có sự kết hợp giữa quá khứ và hiện tại để
đất nước đi lên. Xem trên mạng, chúng ta thấy Hàn Quốc là
một n...
Viết lời bình
Tên:
Điện thư:
 
Website:
Tựa:
UBBCode:
[b] [i] [u] [url] [quote] [code] [img] 
 
 
:D:):(:0:shock::confused:8):lol::x:P
:oops::cry::evil::twisted::roll::wink::!::?::idea::arrow:
 
Xin vui lòng nhập mã chống spam trong hình bên cạnh.

3.21 Copyright (C) 2007 Alain Georgette / Copyright (C) 2006 Frantisek Hliva. All rights reserved."

 

Tìm kiếm