KhoahọcViệt.info

  • Increase font size
  • Default font size
  • Decrease font size
Khoa học và ngôn ngữ

Dấu chấm nhỏ, câu hỏi lớn

Mấy ngày nay dư luận đang xôn xao bàn tán về một cuộc toạ đàm do một viện kiểm sát cấp quận ở miền Trung tổ chức, bàn về việc viết hoa hay viết thường sau dấu hai chấm. Lí do tổ chức toạ đàm là Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư (NĐ30) đã bỏ quy định bắt buộc viết hoa chữ cái đầu âm tiết sau dấu hai chấm, khác với các quy định trước đó trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện vẫn còn hiệu lực. Hai quan điểm chủ yếu được đưa ra tại buổi toạ đàm là tuỳ nghi theo NĐ30 hoặc thống nhất viết hoa cho đẹp. Câu chuyện tưởng chỉ một dấu chấm nhỏ, nhưng lại làm lộ ra phía sau một câu hỏi lớn.

Đọc tiếp...
 

Tản mạn chuyện thuật ngữ dịch Covid-19

Với diễn biến đại dịch Covid-19 căng thẳng thời gian qua, trong Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 Thủ tướng Chính phủ đã quyết định “cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2020”. Qua đó, khái niệm “cách ly toàn xã hội” hay “cách ly xã hội” đi vào các văn bản Nhà nước một cách chính thức và được công luận sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, ở một chừng mực nào đó vẫn có sự tranh luận xoay quanh hai thuật ngữ trên. Bài viết dưới đây xin góp một góc nhìn khác về câu chuyện này.

Đọc tiếp...
 

Chủ nghĩa đế quốc ngôn ngữ trong thời đại toàn cầu hoá và vấn đề bảo vệ tiếng Việt

PGS-TS Trần Thanh Ái, Đại học Cần Thơ(*)

Trong lịch sử phát triển của loài người, chủ nghĩa đế quốc ngôn ngữ luôn song hành cùng chủ nghĩa đế quốc thực dân để đồng hoá các dân tộc bị thống trị về mặt ngôn ngữ và văn hoá. Tham luận này nhằm giới thiệu đôi nét về chủ nghĩa đế quốc ngôn ngữ trong lịch sử hiện đại mà nhiều nhà nghiên cứu đã đề cập đến trong thời gian gần đây, trong đó có Robert Phillipson, cựu thành viên của Hội đồng Anh (British Council), với tác phẩm Linguistic Imperialism (Nhà xuất bản Oxford University Press, 1992). Từ thực tiễn thế giới đó, chúng tôi sẽ liên hệ đến tình hình sử dụng tiếng nước ngoài xen vào tiếng Việt trên báo chí Việt Nam hiện nay mà dư luận gần đây rất quan tâm. Cuối cùng, tác giả cũng thử đưa ra một số giải pháp nhằm giữ gìn sự trong sáng và tăng sức đề kháng của tiếng Việt trước nguy cơ mới trong thời kỳ hội nhập thế giới.

Đọc tiếp...
 

Nghĩ về chính tả tiếng Việt qua cách viết -I hay -Y

Tieng Viet I-Y

Cho đến nay, trong các cuộc tranh luận về các quy tắc chính tả tiếng Việt, cách viết -I hay -Y là một vấn đề biểu hiện sự bất nhất cao độ. Có thể mỗi người đều có lí do riêng của mình khi bảo vệ cho một quan điểm nào đó, như là nguồn gốc Hán-Việt, lịch sử chữ viết hay hiệu ứng thẩm mĩ của từ ngữ, v.v. Ở đây, người viết là “ngoại đạo” về ngôn ngữ học nên không dám lạm bàn về chuyên môn, mà chỉ mong góp một góc nhìn khác đối với vấn đề này.

Đọc tiếp...
 



Tìm kiếm