Meresci

Giáo trình điện tử
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
trong nghiên cứu khoa học

ULP

MỤC LỤC

Meresci > Khai thác thông tin từ tài liệu khoa học > Phương pháp đọc tài liệu > Nguyên tắc chung
Giới thiệu giáo trình

Tác giả

Kiểm tra đầu vào

Phần 1. Các bước triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học

Phần 2. Phương pháp tìm kiếm tài liệu tham khảo khoa học

Phần 3. Khai thác thông tin từ tài liệu khoa học

Phần 4. Phương pháp viết tài liệu khoa học

Phần 5. Kĩ thuật soạn thảo tài liệu khoa học 

Kiểm tra đầu ra

Phản hồi kết quả

Thư mục

Phần 3. Khai thác thông tin từ tài liệu khoa học



Phương pháp đọc tài liệu

Nguyên tắc chung

Để đọc tài liệu có hiệu quả, cần có sự tập trung và chú ý cao độ. Mục đích là:

  • hiểu nội dung thông điệp của tác giả;
  • nắm bắt các thông tin phù hợp trong phạm vi đề tài nghiên cứu;
  • ghi nhớ các khái niệm và ý quan trọng để mở rộng hiểu biết, đào sâu kiến thức chuyên ngành.

Trước khi đọc, luôn cần phải đánh giá tổng quát về tính phù hợp của tài liệu với đề tài nghiên cứu. Lao vào đọc chi tiết một tài liệu chưa được sàng lọc trước rất có thể sẽ làm mất nhiều thời gian và công sức cho những thông tin không có ý nghĩa khoa học cao.

Đối các tài liệu bằng tiếng nước ngoài, hiệu quả đọc tài liệu phụ thuộc rất nhiều vào trình độ ngoại ngữ. Điều này liên quan đến năng khiếu ngoại ngữ cá nhân, vốn tiếng mẹ đẻ và quá trình rèn luyện lâu dài. Tuy nhiên, có một số kinh nghiệm là:

  • không quá phụ thuộc vào từ điển: gặp từ nào lạ, mới cũng tra từ điển là một thói quen không tốt cho việc rèn luyện khả năng ngoại ngữ;
  • không nên ghi chú nghĩa tất cả các từ mới ngay trong bài: điều này tưởng sẽ giúp dễ hiểu hơn khi đọc tài liệu, nhưng thực ra sẽ làm bài đọc trở nên rối rắm, khó nhìn, không giúp rèn luyện trí nhớ và khả năng ngoại ngữ (một kiểu lệ thuộc từ điển);
  • chọn một số từ điển tốt: điều này không trái ngược với ý thứ nhất mà lại là một công cụ giúp định vị tốt trong quá trình đọc, 
    • có rất nhiều loại từ điển khác nhau trên thị trường và không phải cuốn nào cũng tốt,
    • các từ điển dịch (Anh - Việt, Pháp - Việt,...) luôn chỉ có giá trị tương đối, vì không thể nào theo kịp đà tiến bộ khoa học, công nghệ, 
    • các từ điển dịch có thể có những hạn chế về ngữ nghĩa của các thuật ngữ chuyên ngành hẹp mà các dịch giả không nắm rõ,
    • khai thác nhiều bộ từ điển nguyên ngữ, đặc biệt là các từ điển giải thích, từ điển thuật ngữ chuyên môn, bách khoa thư,... luôn được cập nhật thường xuyên trên Mạng, với rất nhiều chi tiết cặn kẽ, chính xác về các thuật ngữ, khái niệm chuyên biệt.
Nói chung, đối với mọi loại tài liệu, dù bằng tiếng mẹ đẻ hay tiếng nước ngoài, điều tiên quyết trong xử lí thông tin khoa học mà tài liệu đó cung cấp là không sao chép/dịch một cách máy móc toàn bộ nội dung tài liệu, mà cần trích rút các thông tin cần thiết để tái cấu trúc và phát biểu lại bằng ngôn ngữ riêng của mình, với thông tin trích dẫn chính xác và đầy đủ.
Bài tập tự kiểm tra
Về đầu trang

Có thể đề nghị một sơ đồ đọc tài liệu tổng quát gồm 5 bước sau đây:

Đánh giá

Phạm vi

Phần

Chi tiết

Tái cấu trúc
Về đầu trang
Trang trước Trang chính Trang sau
Tác giả @ Meresci - 2007 Cập nhật: 11/06/2007