Meresci

Giáo trình điện tử
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
trong nghiên cứu khoa học

ULP

MỤC LỤC

Meresci > Khai thác thông tin từ tài liệu khoa học
Giới thiệu giáo trình

Tác giả

Kiểm tra đầu vào

Phần 1. Các bước triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học

Phần 2. Phương pháp tìm kiếm tài liệu tham khảo khoa học

Phần 3. Khai thác thông tin từ tài liệu khoa học

Phần 4. Phương pháp viết tài liệu khoa học

Phần 5. Kĩ thuật soạn thảo tài liệu khoa học 

Kiểm tra đầu ra

Phản hồi kết quả

Thư mục

Phần 3. Khai thác thông tin từ tài liệu khoa học


Vào thẳng bài học

Nội dung chính

Khi đã biết tìm kiếm và tìm được tài liệu cần cho đề tài nghiên cứu, công việc cần làm không phải đơn giản là sao chép hay dịch tất cả những gì có trong từng tài liệu. Cần biết cách khai thác thông tin một cách hiệu quả từ tài liệu. Ngoài những yêu cầu về kĩ năng ngôn ngữ (cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài), còn có những phương pháp giúp đọc và trích rút thông tin một cách hiệu quả từ tài liệu, giúp ích cho việc phân tích, tổng hợp và viết bài báo cáo về sau.

Ngoài ra, khi đọc một tài liệu khoa học, cần hiểu rõ các hệ thống quy định về cách trình bày trích dẫn tham khảo và danh mục tham khảo. Có những hệ thống nào được sử dụng phổ biến? Vì sao cần thiết phải trích dẫn? Vì sao phải trình bày danh mục tham khảo theo một quy cách nhất định? Các tài liệu tìm thấy trên Mạng phải trình bày tham khảo như thế nào?  V.v. Và nhiều câu hỏi khác phát sinh trong thực tế sử dụng tài liệu tham khảo có thể sẽ có câu trả lời trong phần này...

Mục tiêu chuyên biệt

Sau khi học xong phần này, người học sẽ được trang bị những kiến thức và kĩ năng cơ bản để:

  • đọc tài liệu có phương pháp và hiệu quả;
  • biết ghi chú và trích rút thông tin có giá trị từ tài liệu;
  • biết trích dẫn tham khảo trong bài viết khoa học;
  • biết cách trình bày danh mục tham khảo theo đúng quy định.

Yêu cầu

Để theo học phần này, người học cần:

  • biết các yêu cầu căn bản trong nghiên cứu khoa học;
  • biết cách tìm kiếm để có được tài liệu tham khảo khoa học;
  • có yêu cầu cao về chất lượng trình bày tài liệu khoa học;
  • biết đòi hỏi tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trình bày tài liệu khoa học.
Về đầu trang

Thời lượng

Thời lượng thiết kế cho phần này là 8 giờ tự học, bao gồm cả đọc giáo trình, xem ví dụ minh hoạ, làm các bài thực hành và thực hiện các bài kiểm tra liên tục.

Hoạt động học tập

  • Kiểm tra đầu vào để xác định điểm xuất phát của mình so với yêu cầu của bài học.
  • Các hoạt động học tập của phần này nhằm các mục tiêu chính sau đây:
    • giới thiệu những nguyên tắc và phương pháp căn bản để đọc tài liệu, ghi chú và tóm tắt thông tin từ các tài liệu khoa học;
    • giới thiệu tổng quan về các quy tắc trình bày trích dẫn tham khảo và danh mục tham khảo được sử dụng phổ biến trên thế giới;
    • đề nghị một số mô hình về các quy tắc trình bày trích dẫn tham khảo và danh mục tham khảo, dựa trên cơ sở áp dụng những quy tắc quốc tế một cách hợp lí, trong các tài liệu khoa học ở Việt Nam.

Người học đọc giáo trình và xem các ví dụ minh hoạ từng trường hợp cụ thể, và làm các bài thực hành, bài tập tự kiểm tra (kiểm tra liên tục) để tự đánh giá.

  • Tải phiếu nhật trình về để tự theo dõi và điều chỉnh các hoạt động học tập.
  • Tải phiếu đánh giá về để ghi những đánh giá, phản hồi, ý kiến cần thiết trong quá trình học.
  • Sau khi kết thúc, làm bài kiểm tra đầu ra để đánh giá kết quả. Nếu đã hoàn tất khoá học thì gửi phiếu đánh giá cho tác giả.

Kiểm tra đầu vào >>> Tham gia bài học >>> Kiểm tra đầu ra


Về đầu trang
Trang trước Trang chính Trang sau
Tác giả @ Meresci - 2007 Cập nhật: 24/06/2007