Meresci

Giáo trình điện tử
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
trong nghiên cứu khoa học

ULP

MỤC LỤC

MeresciPhương pháp tìm kiếm tài liệu tham khảo khoa học > Lựa chọn nguồn tài nguyên và công cụ tìm kiếm > Các nguồn tài nguyên khác
Giới thiệu giáo trình

Tác giả

Kiểm tra đầu vào

Phần 1. Các bước triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học

Phần 2. Phương pháp tìm kiếm tài liệu tham khảo khoa học

Phần 3. Khai thác thông tin từ tài liệu khoa học

Phần 4. Phương pháp viết tài liệu khoa học

Phần 5. Kĩ thuật soạn thảo tài liệu khoa học 

Kiểm tra đầu ra

Phản hồi kết quả

Thư mục

Phần 2. Phương pháp tìm kiếm tài liệu tham khảo khoa học



Lựa chọn nguồn tài nguyên và công cụ tìm kiếm

Các nguồn tài nguyên khác

Ngoài các nguồn tài nguyên đã kể ở trên còn có nhiều nguồn tài nguyên khác từ lớn đến nhỏ, từ đơn giản đến phức tạp, đã, đang và sẽ phát triển từng ngày từng giờ trên Mạng, gần như không thể liệt kê, phân loại một cách đầy đủ và hoàn chỉnh.

Đối với việc tìm kiếm tài liệu khoa học kĩ thuật trên Internet, có nhiều nguồn thông tin khác khá chuyên biệt và đặc thù. 

Các website trường, viện, phòng thí nghiệm

Hiện nay, đa số các trường đại học, viện nghiên cứu và phòng thí nghiệm lớn trên thế giới đều phát triển các ứng dụng web, đưa các nguồn tài nguyên giảng dạy, học thuật và nghiên cứu lên Mạng để cán bộ, giảng viên, sinh viên truy cập nội bộ, hoặc có nhiều phần được cho phép truy cập tự do.

Các tổ chức, hiệp hội khoa học lớn

Có rất nhiều tổ chức, hiệp hội khoa học lớn cung cấp nhiều nguồn tài liệu, thông tin trong lĩnh vực họ phụ trách, vô cùng phong phú, đa dạng và sâu sắc. Các tổ chức này thường có các chế độ ưu đãi phí dịch vụ, thậm chí miễn phí, cho thành viên của mình, cho các trường học, sinh viên, và đặc biệt hơn là cho các nước đang phát triển.

Về đầu trang
Các cổng thông tin chuyên đề

Sự phát triển nhanh chóng của Internet đã cho thấy sự "hụt hơi" của các danh bạ mạng phổ thông, trong khi các bộ máy tìm kiếm lại lắm khi đưa người dùng vào một "mê hồn trận" thông tin. Điều đó dẫn đến một hướng phát triển mới của các công cụ tìm kiếm thông tin, đó là các cổng thông tin chuyên đề (portal/portail thématique).

Thay vì bao quát tất cả các lĩnh vực, mỗi cổng thông tin chuyên đề chỉ tập trung khai thác, giới thiệu các nguồn tài nguyên chuyên biệt trong một hoặc vài lĩnh vực nào đó. Tuỳ mỗi cổng thông tin chuyên đề, có thể có sự tích hợp nhiều loại công cụ tìm kiếm và trình bày thông tin khác nhau: danh bạ, chỉ mục, bộ máy tìm kiếm, tin tức, các chuyên mục chủ đề, v.v.

Các thư viện của các trường đại học lớn cũng là một dạng cổng thông tin chuyên đề, với thế mạng chuyên về các nguồn thông tin khoa học và học thuật dành cho giảng viên và sinh viên.

  • LibWeb: danh sách các thư viện trên thế giới có cổng thông tin trên Mạng.
  • Intute:  cổng thông tin về khoa học xã hội, được sát nhập từ SOSIG (Cổng Thông tin Khoa học Xã hội - Social Sciences Information Gateway) do trường Đại học Bristol (Anh) phát triển và Altis (một danh bạ các nguồn tài nguyên Internet) do trường Đại học Birmingham (Anh) phát triển.
  • Infomine: do các thư viện của một số trường đại học Hoa Kì phát triển, giới thiệu các nguồn tài nguyên học thuật và nghiên cứu cho giảng viên và sinh viên đại học.
  • Biology Browser: cổng thông tin sinh học của Thomson Scientific (ISI).
  • EnviroLink: cổng thông tin môi trường, do Josh Knauer (Carnegie Mellon University) xây dựng từ năm 1991.
  • Math on the Web: cổng thông tin toán học, do Hiệp hội Toán học Hoa Kì xây dựng.
  • PhysLink: cổng thông tin vật lí và thiên văn học.
  • Statistics.com: cổng thông tin thống kê.
  • Culture: cổng thông tin văn hoá. Nội dung bằng tiếng Pháp.
Về đầu trang
Trào lưu Open Access

Đây là một xu hướng mới, đang phát triển mạnh trên khắp thế giới, nhằm mục tiêu giúp giảm thiểu chi phí truy cập toàn văn các tài liệu khoa học, kĩ thuật, đặc biệt được các tổ chức lớn lưu ý trong các chương trình hỗ trợ các nước đang phát triển. Các luận án cũng dần dần được các trường đại học lớn đưa lên Mạng cho truy cập toàn văn.

  • DOAJ: danh bạ các tạp chí Open Access.
  • Các nguồn tài nguyên khoa học, kĩ thuật và giáo dục ưu tiên cho các nước đang phát triển (nguồn: Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế): 
    • phần 1A (trang 1): các tạp chí hoàn toàn hoặc phần lớn miễn phí;
    • phần 1B (trang 2): các tạp chí miễn hoặc giảm phí cho các nước đang phát triển (thư viện của các đơn vị đào tạo - nghiên cứu đều có thể đăng kí để nhận tài khoản sử dụng);
    • phần 2 (các trang 2-5): các kho lưu trữ tài liệu, thống kê, thông tin trích dẫn khoa học, do các tổ chức lớn bảo trợ, hoàn toàn miễn phí hoặc ưu tiên cho mục tiêu phát triển.
    • phần 3 (các trang 6 và 7): các dịch vụ hỗ trợ phân phối tài liệu cho các nước đang phát triển.
  • Infothèque: thư viện thông tin khoa học, kĩ thuật và giáo dục bằng tiếng Pháp. 
    • Sưu tập và giới thiệu các tài liệu (giáo trình, chuyên khảo, sách, cơ sở dữ liệu, luận án, báo cáo, tạp chí chuyên ngành, các nguồn tài nguyên,v.v.) truy cập trực tiếp trên Internet, thuộc tất cả các chuyên ngành.
    • Hệ thống tuyển chọn và biên tập khá chặt chẽ. Hiện có trên 5000 nguồn đã được thông qua và vẫn được thường xuyên cập nhật. Các giảng viên, nhà nghiên cứu và sinh viên biết tiếng Pháp nếu có đủ khả năng có thể được tuyển làm biên tập viên với thù lao tương xứng.
    • Cổng giới thiệu các thông tin hoạt động, xuất bản và nguồn tài nguyên hỗ trợ phát triển giáo dục, đào tạo, giảng dạy và nghiên cứu.

  • PLoS: Thư viện Khoa học Mở (Public Library of Science), được xây dựng nhằm đưa thông tin khoa học, kĩ thuật và y học đến với tất cả mọi người. Có các nguồn tài nguyên đáp ứng tiêu chí Open Access, các tạp chí khoa học do PLoS lập hội đồng biên tập.
  • CERN Document Server: trung tâm tài liệu của Trung tâm Nghiên cứu Hạt nhân Châu Âu (nơi Tim Berners-Lee phát minh ra Mạng toàn cầu). Lưu trữ hơn 800.000 tóm tắt và 300.000 toàn văn sách, báo, hình ảnh, v.v.
  • ETDs:  danh sách các luận án của trường Đại học Công nghệ Virginia (Hoa Kì).
  • Cyberdocuments: danh sách các luận án của trường Đại học Geneva (Thuỵ Sĩ).
  • THESE CANADA PORTAL: cổng thông tin về các luận án của Canada. Có nhiều luận án có toàn văn miễn phí. Hai giao diện tiếng Anh và tiếng Pháp.
Về đầu trang
Các nhà xuất bản khoa học và nhà trung gian cung cấp tài liệu

Hiện nay hầu hết các nhà xuất bản khoa học đều phát triển các website của mình để giới thiệu các ấn phẩm của mình (sách, báo) và trực tiếp cung cấp dịch vụ phân phối tài liệu. Chi phí mua tài liệu trực tiếp khá đắt so với mức sống bình quân ở Việt Nam.

Ngoài ra, có nhiều nhà trung gian phát triển các dịch vụ cung cấp tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau, thậm chí từ nguồn đã qua sử dụng (như sách). Chi phí tuy có giảm nhưng vẫn còn rất cao so với đời sống ở Việt Nam.

  • Danh sách các nhà xuất bản giáo dục, khoa học và kĩ thuật (Open Directory): hầu hết các nhà xuất bản lớn về giáo dục, khoa học, kĩ thuật trên khắp thế giới.
  • ScienceDirect: cổng thông tin khoa học, y học và công nghệ. Cơ sở dữ liệu tóm tắt sách và tạp chí chuyên ngành. Cung cấp toàn văn có thu phí. Một số bài sau một thời hạn được cung cấp miễn phí.
  • IngentaConnect: cổng thông tin tập hợp trên dưới 20 triệu tài liệu từ hơn 30.000 ấn bản khoa học và giáo dục. Tìm tóm tắt miễn phí. Phải trả phí dịch vụ mới xem được toàn văn.
  • Springer: một nhà xuất bản lớn với nhiều sách, tạp chí thuộc đủ các chuyên ngành.
Các bách khoa thư, các loại từ điển

Bách khoa thư là một loại tài nguyên quan trọng có tính định hướng cho công tác nghiên cứu tài liệu, trước khi đi vào các nghiên cứu chuyên sâu. Có nhiều loại bách khoa thư, từ nổi tiếng với hội đồng biên tập khoa học lão luyện, có nhiều kinh nghiệm và chuyên gia uy tín, đến nổi tiếng bằng phong cách... mở, tận dụng tri thức, hiểu biết và cả... lương tâm của số đông (?!).

Song song đó, có các loại từ điển thuật ngữ hoặc từ điển giải thích chuyên ngành, với độ sâu và chính xác trong từng chuyên ngành hẹp cao hơn. Các từ điển này rất có ích, đặc biệt là khi tra cứu ngữ nghĩa của các thuật ngữ mới hoặc lạ trong khoa học.

Dưới đây là một số danh sách các từ điển tiếng, từ điển thuật ngữ và bách khoa thư được giới thiệu trong Open Directory:

Về đầu trang
Các diễn đàn chuyên môn

Hiện nay có rất nhiều diễn đàn (forum) trên Mạng được mở ra, phát triển với số lượng thành viên đông đảo. Có thể là các diễn đàn trong nước hay quốc tế. Tham gia các diễn đàn có thể chỉ là những người yêu thích hoặc cũng có thể là những chuyên gia trong mỗi chuyên ngành.

Tuỳ vào cách tổ chức và quản lí của mỗi diễn đàn, có thể tìm thấy những nguồn thông tin, ý kiến trao đổi, tư vấn, định hướng, v.v. có ý nghĩa nhất định trong quá trình tìm kiếm thông tin, tài liệu tham khảo và trong công tác nghiên cứu.

Các website cá nhân, chuyên gia

Nhiều chuyên gia thường tự xây dựng cho website cá nhân để đăng tải những thông tin liên quan đến bản thân, kết quả nghiên cứu, các tài liệu đã công bố, v.v. Đây có thể xem là một nguồn thông tin khoa học không chính quy nhưng có giá trị.

Bài tập tự kiểm tra
Về đầu trang
Trang trước Trang chính Trang sau
Tác giả @ Meresci - 2007 Cập nhật: 11/06/2007