Meresci

Giáo trình điện tử
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
trong nghiên cứu khoa học

ULP

MỤC LỤC

Meresci > Khai thác thông tin từ tài liệu khoa học > Kĩ thuật ghi chú và lập phiếu đọc
Giới thiệu giáo trình

Tác giả

Kiểm tra đầu vào

Phần 1. Các bước triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học

Phần 2. Phương pháp tìm kiếm tài liệu tham khảo khoa học

Phần 3. Khai thác thông tin từ tài liệu khoa học

Phần 4. Phương pháp viết tài liệu khoa học

Phần 5. Kĩ thuật soạn thảo tài liệu khoa học 

Kiểm tra đầu ra

Phản hồi kết quả

Thư mục

Phần 3. Khai thác thông tin từ tài liệu khoa học



Kĩ thuật ghi chú và lập phiếu đọc

Nguyên tắc chung

Trong suốt quá trình nghiên cứu, tìm và đọc tài liệu tham khảo là một việc lặp đi lặp lại nhiều lần, nhằm củng cố, mở rộng, đào sâu những khía cạnh nhất định của vấn đề đang nghiên cứu. Thông tin và tài liệu sẽ tích luỹ ngày càng nhiều. Do đó, cần có phương pháp hữu hiệu để chọn lọc, sưu tập thông tin tham khảo. Sẽ mất không ít thời gian, thậm chí mất cả những dữ liệu quan trọng, nếu các tài liệu tìm được không được tổ chức, sắp xếp khoa học, thống nhất ngay từ đầu.

Một trong những cách đó là lập phiếu đọc để ghi chú lại những nội dung quan trọng nhất của từng tài liệu, với thông tin tham khảo rõ ràng, để về sau tiện sử dụng trong bài báo cáo và trình bày tham khảo.

Nói chung, phiếu đọc truyền thống thường làm bằng giấy bìa cứng để dễ sắp xếp. Tuy nhiên, tuỳ điều kiện thực tế mà có thể linh động sử dụng các phương tiện phù hợp để thực hiện được cùng mục đích. Ngày nay có cả những phần mềm chuyên giúp quản lí trích dẫn tài liệu tham khảo (như ProCite, EndNote,...).

Các phiếu đọc không chỉ nhằm giúp dễ dàng tìm lại được các tài liệu trong kho lưu trữ, mà còn rất hữu ích để ghi chú thông tin cần thiết nhằm mục tiêu viết bài báo cáo kết quả nghiên cứu (luận văn, luận án,...) về sau mà không cần phải mất thời gian lục lọi lại trong tất cả những tài liệu đã lưu trữ.

Về đầu trang

 Một phiếu đọc thường có một phần hay tất cả các thông tin sau:

  • thông tin tham khảo đầy đủ:
    • tên các tác giả,
    • tựa tài liệu và tựa phụ nếu có,
    • nơi xuất bản, nhà xuất bản và thời gian xuất bản,
    • số trang
    • tên tủ sách (collection) nếu có;
  • trạng thái xử lí tài liệu: ghi chú để biết tài liệu đã được xử lí chưa, nếu có đã xử lí đến đâu, và các thời điểm đọc/xử lí tài liệu;
  • nơi lưu trữ tài liệu:
    • thư viện (gồm cả số kí hiệu tài liệu để dễ tìm),
    • trên máy tính (gồm cả vị trí ổ đĩa, thư mục, tên tập tin),
    • kệ sách cá nhân,
    • v.v.;
  • chủ đề: 
    • mô tả ngắn gọn bằng thuật ngữ chuyên đề;
  • các từ khoá: 
    • những khái niệm cơ bản, đặc trưng nhất để phản ánh nội dung chính của tài liệu;
  • bài tóm tắt: viết một bài tóm tắt hoặc liệt kê ngắn gọn:
    • ý tưởng chính của tác giả,
    • các luận cứ, kết quả,
    • các giả thuyết nêu ra,
    • các ý quan trọng,
    • kết luận;
  • các định nghĩa: 
    • những khái niệm mới cần ghi lại định nghĩa;
  • các đoạn trích dẫn
    • ghi lại những câu được cho là có giá trị thông tin cao, đặc sắc, có ý nghĩa quan trọng đối với một khía cạnh, một vấn đề nào đó,
    • các câu tái cấu trúc thông tin gốc cần trung thực với ý nghĩa gốc, không được làm sai lệch, méo mó,
    • các câu nguyên văn phải chép lại hoàn toàn chính xác, đặt trong ngoặc kép,
    • ghi chú số trang của mỗi câu, đoạn trích dẫn;
  • những nhận xét cá nhân: 
    • bổ sung những nhận xét cá nhân về các nội dung tác giả đã trình bày, 
    • đánh giá những khía cạnh có ý nghĩa cho đề tài của mình.
Về đầu trang
Trang trước Trang chính Trang sau
Tác giả @ Meresci - 2007 Cập nhật: 11/06/2007