Meresci

Giáo trình điện tử
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
trong nghiên cứu khoa học

ULP

MỤC LỤC

Meresci > Khai thác thông tin từ tài liệu khoa học > Kĩ thuật ghi chú và lập phiếu đọc > Kĩ thuật diễn ngữ
Giới thiệu giáo trình

Tác giả

Kiểm tra đầu vào

Phần 1. Các bước triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học

Phần 2. Phương pháp tìm kiếm tài liệu tham khảo khoa học

Phần 3. Khai thác thông tin từ tài liệu khoa học

Phần 4. Phương pháp viết tài liệu khoa học

Phần 5. Kĩ thuật soạn thảo tài liệu khoa học 

Kiểm tra đầu ra

Phản hồi kết quả

Thư mục

Phần 3. Khai thác thông tin từ tài liệu khoa học



Kĩ thuật ghi chú và lập phiếu đọc

Kĩ thuật diễn ngữ

Trong tham khảo tài liệu khoa học, một kĩ thuật quan trọng để trích rút thông tin và sử dụng hiệu quả trong bài viết, đó là kĩ thuật paraphrase, tạm dịch là "diễn ngữ".

Diễn ngữ là gì?

Diễn ngữ (paraphrase) là cách diễn đạt lại các ý tưởng của một tác giả khác bằng ngôn ngữ riêng của mình. Bằng diễn ngữ, nhà nghiên cứu có thể trình bày một vấn đề, một ý kiến khoa học của tác giả khác mà không cần phải trích dẫn nguyên văn, không dùng lại từng câu từng chữ như chính tác giả gốc đã dùng, nhưng vẫn đảm bảo trung thành với nội dung nguyên bản.

Lợi ích của diễn ngữ

Nhờ thông tin gốc được tái cấu trúc và diễn đạt lại bằng ngôn ngữ của chính người viết, bài viết có sử dụng diễn ngữ sẽ rõ ràng, dễ hiểu hơn, văn phong giữ được sự thống nhất.

Trong trường hợp tài liệu gốc có sử dụng các thuật ngữ khó hiểu hoặc không phù hợp với vấn đề cần trình bày, diễn ngữ cũng có thể giúp giải quyết được vấn đề.

Dùng diễn ngữ giúp loại bỏ sự nặng nề nếu phải trích dẫn nguyên văn quá nhiều trong bài viết, đồng thời đảm bảo tính xác thực thông tin và tôn trọng tác quyền trong bài viết khoa học.

Có thể dựa vào cách diễn ngữ để biết được mức độ thông hiểu vấn đề của người viết đối với các thông tin thu thập được sau khi đọc tài liệu. Và người viết cũng có cơ hội trình bày phong cách viết cá nhân, dẫn dắt ý tưởng một cách chặt chẽ và hợp lí hơn.

Về đầu trang
Nguyên tắc diễn ngữ

Nguyên tắc đầu tiên trong diễn ngữ là phải chú dẫn nguồn gốc thông tin được diễn giải lại.

Khi dùng phương pháp diễn ngữ, không chỉ đơn giản là thay thế các từ trong nguyên bản bằng các từ đồng nghĩa, mà quan trọng hơn là phải thay đổi toàn bộ cấu trúc câu cùng với việc sử dụng các từ thay thế.

Phải hiểu rõ nội dung thông tin gốc để đảm bảo khi diễn giải lại không bị sai lệch ngữ nghĩa.

Phương pháp diễn ngữ

Khả năng diễn ngữ đòi hỏi nhà nghiên cứu hai yếu tố quan trọng: nắm vững tiếng mẹ đẻ và có trình độ ngoại ngữ tốt (để tham khảo tài liệu tiếng nước ngoài).

Nếu đã có thói quen diễn ngữ, chỉ cần đọc đi đọc lại văn bản, nhớ các ý chính, rồi gấp tài liệu lại, viết ra những ý chính từ trí nhớ và sắp xếp lại thành câu, đoạn văn hoàn chỉnh.

Về đầu trang

Nếu chưa có thói quen này, ngoài việc rèn luyện thường xuyên vốn tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài, có thể áp dụng các kĩ thuật sau:

    • thay thế một số từ bằng các từ đồng nghĩa: 
      • tìm các từ đồng nghĩa với các từ của tác giả,
      • dùng các từ mình quen thuộc, làm chủ được,
      • tra cứu từ điển để chắc chắn về những từ chưa rõ nghĩa,
      • lưu ý không thay thế tất cả các từ trong văn bản gốc, mà chỉ là những từ quan trọng nhất;
    • thay đổi cấu trúc câu: 
      • ngoài việc dùng từ thay thế, rất cần thiết thay đổi cấu trúc câu để diễn đạt cùng vấn đề bằng cách khác,
      • kĩ thuật thay phụ thuộc nhiều vào khả năng sử dụng ngôn ngữ của người viết;
    • thay đổi từ loại: có thể sử dụng các từ loại khác nhau để diễn tả cùng một đối tượng, 
      • ví dụ: dùng danh từ thay thế cho động từ, một tính từ bằng một danh từ, hoặc một động từ thay cho tính từ, v.v.,
      • khi từ loại thay đổi, cấu trúc câu sẽ thay đổi theo đúng ngữ pháp; 
    • thực hiện những thay đổi khác nếu phù hợp: tuỳ vào kinh nghiệm diễn ngữ, mọi sự thay đổi giúp phát biểu đúng nội dung gốc bằng một cách khác đều có thể chấp nhận được;
    • đối chiếu kết quả diễn ngữ với văn bản gốc: sự đối chiếu nghiêm túc sẽ giúp xác định diễn ngữ đã đạt yêu cầu chưa (cùng ý nghĩa nội dung, khác cách phát biểu với nguyên bản);
    • khi trích dẫn trong bài viết, dùng cách phát biểu "Theo tác giả X...", "Tác giả Y đã...", "Trong nghiên cứu của Z...", v.v. để bắt đầu cho đoạn diễn ngữ.
Bài thực hành: Bài 1   Bài 2

Về đầu trang
Trang trước Trang chính Trang sau
Tác giả @ Meresci - 2007 Cập nhật: 11/06/2007