Meresci

Giáo trình điện tử
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
trong nghiên cứu khoa học

ULP

MỤC LỤC

Meresci > Kĩ thuật soạn thảo tài liệu khoa học > Quy tắc nhập liệu > Dấu câu và kí hiệu
Giới thiệu giáo trình

Tác giả

Kiểm tra đầu vào

Phần 1. Các bước triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học

Phần 2. Phương pháp tìm kiếm tài liệu tham khảo khoa học

Phần 3. Khai thác thông tin từ tài liệu khoa học

Phần 4. Phương pháp viết tài liệu khoa học

Phần 5. Kĩ thuật soạn thảo tài liệu khoa học 

Kiểm tra đầu ra

Phản hồi kết quả

Thư mục

Phần 5. Kĩ thuật soạn thảo tài liệu khoa học



Quy tắc nhập liệu

Dấu câu và kí hiệu

Đối với dấu câu và các kí hiệu, vấn đề quan trọng nhất trong kĩ thuật nhập liệu là có hay không có khoảng trắng trước và sau dấu hay kí hiệu được dùng. Hiện nay chưa có văn bản nào quy định thống nhất và có hệ thống trong cả nước về việc này. Bảng dưới đây được mô tả dựa trên việc tham khảo và tổng hợp những quy tắc đã sử dụng phổ biến trong nhiều loại tài liệu khác nhau trong nước, có đối chiếu với các bộ tiêu chuẩn hoặc quy tắc phổ biến trên thế giới.

Có hai loại khoảng trắng trong một văn bản nói chung:

  • Khoảng trắng (bình thường): kí tự rỗng, tạo ra một khoảng trống trên văn bản khi in ra giấy.
  • Khoảng trắng dính: là khoảng trắng nhưng không bị tách rời khỏi từ hoặc số liền trước khi xuống hàng ở cuối câu. Cần dùng khoảng trắng này khi muốn kéo kí hiệu ở cuối dòng trên xuống dòng dưới cùng với kí tự hay kí số liền trước, thay vì dùng lệnh/phím ngắt dòng (trên máy tính: nhấn Shift + Enter) hay xuống dòng (nhấn phím Enter).
Về đầu trang
Bảng mô tả kĩ thuật nhập liệu
dành cho các dấu câu và kí hiệu trong văn bản
Dấu, kí hiệu Tên gọi Cách trước Cách sau
, Phẩy văn bản Không Khoảng trắng
, Phẩy số thập phân Không Không
. Chấm văn bản Không Khoảng trắng
. Chấm đơn vị số  Không Không
; Chấm phẩy Không Khoảng trắng
: Hai chấm Không Khoảng trắng
! Chấm than Không Khoảng trắng
? Chấm hỏi Không Khoảng trắng
- Gạch nối (ngắn) Không Không

Gạch ngang (dài) Khoảng trắng dính Khoảng trắng dính
/ Gạch chéo Không Không
... Ba chấm Không Khoảng trắng
[...] Chấm lửng Khoảng trắng Khoảng trắng
( Ngoặc đơn mở Khoảng trắng Không
) Ngoặc đơn đóng Không Khoảng trắng
[ Ngoặc vuông mở Khoảng trắng Không
] Ngoặc vuông đóng Không Khoảng trắng
{ Ngoặc móc mở Khoảng trắng Không
} Ngoặc móc đóng Không Khoảng trắng

Ngoặc kép mở Khoảng trắng Không

Ngoặc kép đóng Không Khoảng trắng
Nháy mở Khoảng trắng Không
Nháy đóng Không Khoảng trắng
' Phẩy trên Không Không
* Sao (hoa thị) Không Khoảng trắng
& Khoảng trắng dính Khoảng trắng dính
+ - x ÷ ±
= ≠ < > ≤ ≥ ~ ∑ ...
Kí hiệu toán học Khoảng trắng dính Khoảng trắng dính
° Độ (nhiệt độ) Khoảng trắng dính Không
° Độ (góc) Không Khoảng trắng dính
% Phần trăm Khoảng trắng dính Khoảng trắng
g, cm, h, s, l,... Đơn vị đo lường Khoảng trắng dính Khoảng trắng
$, £, €, đ,... Đơn vị tiền tệ Khoảng trắng dính Khoảng trắng
  • Một số kí hiệu phái sinh từ các đơn vị kể trên có thể áp dụng tương tự đối với kí hiệu gốc.
  • Riêng với đơn vị đo độ (°), khi đi kèm với các kí hiệu khác thì không có khoảng trắng phía sau: viết °C, °F, °K,...; không viết ° C, ° F, ° K,...
  • Cần phân biệt các dấu gạch nối (-) và gạch ngang (): 
    • dấu gạch nối (ngắn) có chức năng nối liền hai từ đứng cạnh nhau thành một từ ghép, một chuỗi khái niệm không tách rời, hoặc một chuỗi giá trị liên tục: nhận thức-phát ngôn, hệ thống tác giả-năm, những năm 1991-1996,...
    • dấu gạch ngang (dài) có chức năng tách rời một thành phần ra khỏi một tổng thể, thành một đơn vị tương đối độc lập, thường là câu chú thích trong một câu khác: "Đặc biệt là vấn đề bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với vận tải hàng hoá biện pháp có thể bù đắp một phần sự cố cho chủ tàu..."
Bài tập tự kiểm tra
Về đầu trang
Trang trước Trang chính Trang sau
Tác giả @ Meresci - 2007 Cập nhật: 15/07/2007